Đặt lịch hẹn khám

Đăng ký

Giỏ hàng

SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP TÍNH

Viêm cầu thận cấp tính chủ yếu gặp sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm cầu thận mạn tính.

Viêm cầu thận cấp tính là gì?

Viêm cầu thận cấp tính là tình trạng viêm lan tỏa không sinh mủ tại tất cả các đơn vị thận của hai thận. Bệnh dễ xuất hiện sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu nhóm A, tụ cầu, phế cầu hoặc một số loại virus như viêm gan B, sởi, quai bị, thủy đậu hay kí sinh trùng.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành do người bệnh mắc lupus hệ thống, viêm quanh các vi mao mạch, ngộ độc muối kim loại nặng hoặc quá mẫn cảm với một số loại thuốc như sulfamid, penicillin,...

Triệu chứng bệnh viêm cầu thận cấp

Sự nguy hiểm của viêm cầu thận cấp chính là bệnh thường diễn tiến một cách thầm lặng, không có triệu chứng lâm sàng nên người bệnh không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể phát triển khá rầm rộ và người bệnh cần đặc biệt chú ý khi mắc các biểu hiện như:

  • Phù: người bệnh viêm cầu thận cấp thường có cảm giác nặng mặt, hai mí mắt sưng nề, hai chân phù. Bệnh nhân thường phù nhiều về sáng, đến chiều tối giảm phù. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chỉ gặp trong khoảng 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh tiểu nhiều. Tiểu nhiều là dấu hiệu cho thấy người bệnh bắt đầu hồi phục: giảm phù, giảm huyết áp, cảm giác cơ thể nhẹ nhõm hơn, ăn ngon hơn.

  • Tiểu ra máu: bệnh nhân tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ đục. Mỗi ngày người bệnh sẽ bị tiểu ra máu 1 – 2 lần. Triệu chứng này thường xuất hiện trong tuần đầu mắc bệnh và có thể tái phát sau 2 – 3 tuần. Sau đó, số lần tiểu ra máu thưa dần, 3 – 4 ngày bị một lần rồi hết hẳn. Dấu hiệu này không gây ảnh hưởng tới tình trạng chung của cơ thể nhưng có thể gây thiếu máu trong viêm cầu thận cấp

  • Tiểu ít: bệnh nhân có biểu hiện tiểu ít, lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày, thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài trong 3 – 4 ngày, không bị tăng ure và creatinin trong máu hoặc tăng không đáng kể. Tình trạng tiểu ít có thể tái phát trong 2 -3 tuần sau đó

  • Biến đổi nước tiểu: nước tiểu bệnh nhân có màu vàng, lượng ít, có protein niệu

  • Tăng huyết áp: là triệu chứng thường gặp, chiếm 50% các trường hợp viêm cầu thận cấp. Tăng huyết áp ở trẻ em mắc bệnh là 140/90 mmHg và ở người lớn là 160/90mmHg. Một số trường hợp bị tăng huyết áp kịch phát và kéo dài trong nhiều ngày với mức huyết áp khoảng 180/100mmHg.

  • Các triệu chứng khác: sốt nhẹ, đau tức vùng thận, đau quặn thận, đau bụng, chướng bụng nhẹ, chán ăn, buồn nôn, đi ngoài lỏng,...

 

Biến chứng của viêm cầu thận cấp

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối diện với hậu quả của viêm cầu thận cấp vô cùng nghiêm trọng. Đó là các biến chứng:

  • Một số trường hợp bị phù nặng có thể phù toàn thân gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp,... nguy hiểm tới tính mạng

  • Khi bị tăng huyết áp kịch phát, người bệnh có thể bị đột quỵ hoặc phù não cấp hay bệnh não huyết áp cao, biểu hiện là nhức đầu, buồn nôn và nôn, chóng mặt, mờ mắt và có thể bị hôn mê, co giật toàn thân và có thể dẫn đến tử vong

  • Một số trường hợp bị suy thận cấp tính, tiểu ít hoặc vô niệu kéo dài, tăng ure và creatinin máu. Nếu suy thận cấp tái diễn nhiều đợt có thể dẫn tới viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận mạn tính,...

  • Suy tim: Thường đi kèm với tăng huyết áp kịch phát do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp tính. Người bị suy tim cấp tính có biểu hiện khó thở, không nằm được, có thể dẫn tới phù phổi, ho và khạc ra bọt màu hồng. Nếu không kịp thời cấp cứu người bệnh sẽ tử vong

Nguyên tắc phòng và điều trị viêm cầu thận cấp tính

Nguyên tắc phòng bệnh viêm cầu thận cấp tính

  • Bệnh viêm cầu thận cấp thường gặp ở trẻ nhỏ 3 – 8 tuổi, trẻ trai hay mắc hơn trẻ gái với tỷ lệ là 2:1. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị ốm. Khi bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da hay các triệu chứng của viêm cầu thận, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám và tuân thủ đúng chỉ định điều trị để bệnh nhanh khỏi

  • Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt. Cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách súc miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Vệ sinh thân thể bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, tránh mắc bệnh mụn, nhọt, chốc đầu,...

  • Mùa lạnh nên giữ ấm cổ, không uống nước quá lạnh

  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh

  • Người bệnh cần hạn chế ăn muối vì dễ gây phù. Khi có biểu hiện suy thận bệnh nhân cần giảm đạm, kali trong khẩu phần ăn và nghỉ ngơi tuyệt đối khi bị tăng huyết áp

Nguyên tắc điều trị viêm cầu thận cấp tính

  • Điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn bằng kháng sinh

  • Điều trị triệu chứng: sốt, phù, tăng huyết áp bằng các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

  • Các trường hợp sau khi đã được điều trị khỏi bệnh viêm cầu thận cấp cần kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ về chức năng thận

Với những chia sẻ chi tiết về các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm cầu thận, hy vọng mọi người dễ dàng nhận biết bệnh. Đồng thời, khuyến khích các bạn nên quan tâm sức khỏe của mình, trong trường hợp mắc bệnh thì nên điều trị sớm để tăng khả năng hồi phục. 

Liên hệ ngay tới Dược phẩm Diệu pháp Liên hoa nếu bạn cần được tư vấn kĩ hơn về bệnh viêm cầu thận cấp tính.

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Địa chỉ: Số 29, Biệt thự BT6, Khu Đô Thị Ngoại Giao Đoàn, P. Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, HN

Hotline: 024.999.999.33

Khiếu nại dv: 0976.882.436

Gmail: duocphamphaphoa@gmail.com

 

024.999.999.33
Tư vấn miễn phí
Bản đồ
Tư vấn miễn phí