Đặt lịch hẹn khám

Đăng ký

Giỏ hàng

TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Cơ thể của con người muốn vận động linh hoạt đều là do cấu tạo cột sống của chúng ta rất đặc biệt. Cột sống được liên kết bởi 27 đốt sống. Muốn các đốt sống này vận động được linh hoạt là nhờ đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống.

  • Các đĩa đệm này có cấu tạo rất đặc biệt, bao quanh đĩa đệm là các bao xơ, mềm, dẻo và chắc. Nằm trong các bao xơ là dịch nhầy. Nhờ cấu tạo này nên khi chúng ta vận động, các cột sống cũng vận động theo, cũng dịch chuyển theo mà các đốt sống cứng và rắn không hề chạm vào nhau, không hề gây tổn thương cho nhau.

2. Phân loại thoát vị đĩa đệm

  •  Thoát vị đĩa đệm được phân loại như sau:

-  Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Ngoài ra còn có các loại bệnh có nguy cơ rất gần hoặc tiến triển rất sát với thoát vị đĩa đệm như:

- Phình đĩa đệm

- Xẹp đĩa đệm

- Lồi đĩa đệm

3. Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn phình đĩa đệm

Đây là giai đoạn đầu tiên của người thoát vị đĩa đệm, người bệnh khó có thể nhận biết bệnh trong thời điểm này. Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm phình to hơn với kích thước bình thường dẫn đến các chức năng của đĩa đệm suy giảm, mức độ tổn thương cũng có sự khác biệt. Sự lớn lên của đĩa đệm đến một mức độ nhất định sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau dây thần kinh. Tính chất của những cơn đau dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường.

Giai đoạn lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, ngoài ra một số bệnh nhân đã cảm nhận thấy có sự chèn ép thần kinh với những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở giai đoạn lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới rồi lan xuống vùng hông và hai chân. Lúc này nhân nhầy cũng đã có xu hướng thoát ra ngoài, lượng nhân nhầy thoát ra càng nhiều sẽ gia tăng những cơn đau ở chân. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng di chuyển lệch sang một bên trái hoặc phải, gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi vận động.

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ

Lúc này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn bám với nhau thành 1 khối, chúng chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội, tê bì, khiến người bệnh hạn chế vận động.

Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Giai đoạn này là giai đoạn bệnh đã thực sự rõ ràng, các nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài và tách rời hoàn toàn chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể, do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn cũng như giảm chi phí đáng kể.

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Giai đoạn này là giai đoạn bệnh đã thực sự rõ ràng, các nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài và tách rời hoàn toàn chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể, do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn cũng như giảm chi phí đáng kể.

4. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể đề cập đến như sau:

  • Do tai nạn: do lực va đạp mạnh khiến cho bao xơ của đĩa đệm bị vỡ làm cho dịch nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài

  •  Do Thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm: khi đĩa đệm và cột sống bị thoái hóa đến 1 mức độ nặng nào đó hoặc đến 1 thời điểm nào đó thích hợp, thì chỉ cần chúng ta bê vác 1 đồ vật nào đó mà sai tư thế hoặc với tay phơi quần áo,…. Cũng có thể dẫn đến việc thoát vị đĩa đệm

  • Chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng các loại thuốc có hại cho Gan và Thận: các cụ nhà ta có câu nói

“Trăm cái bệnh từ miệng vào vào

Vạn cái họa từ miệng mà ra”

Chính việc ăn uống ko có khoa học, lạm dụng rượu bia quá nhiều, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,  chính là yếu tố làm hại Gan hại thận của cơ thể.

Trong Y học cổ truyền, “Thận” thì chủ về cốt tủy. Mà cốt tủy lại sinh ra máu, sinh ra huyết. Máu, huyết được sinh ra sẽ nuôi dưỡng cơ và xương, đĩa đệm.

Trong Y học cổ truyền, thì Gan lại chủ về “Gân” nghĩa là chủ về cơ. Giúp ích cho đĩa đệm

Khi Gan và thận suy yếu sẽ dẫn đến hệ thống cơ xương khớp, đĩa đệm bị suy yếu, bị thoái hóa và rất dễ bị thoát v 

5.  Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

  • Giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh chuyển nặng với các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh cảm nhận thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, sau đó vùng đau có xu hướng lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể chuyển biến từ âm ỉ hoặc đau dữ dội khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi. 

  • Tê bì tay chân: triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,..

  • Yếu cơ, bại liệt, teo chân: thường xảy ra trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng. Triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo, liệt, sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

  • Đau, tê bì, yếu cơ có xu hướng chuyển nặng

  • Người bệnh gặp phải tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu hoặc không nhịn tiểu được

  • Mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, phía mặt sau chân, vùng quanh hậu môn cũng là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm.

  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không hề có triệu chứng cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả điều trị. 

6. Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

  • Bên cạnh nguyên nhân, triệu chứng, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Quan sát trên đa số bệnh nhân cho thấy mặc dù thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm với những giải pháp phù hợp có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường.

  • Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Nếu ngay từ giai đoạn đầu khi mà bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm), chỉ cần bạn áp dụng đúng chỉ định và đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%. Với giải pháp:

+ Uống thuốc – Uống thuốc đông y, thuốc nam

+ phục hồi chức năng bằng: châm cứu, bấm huyệt, xông thuốc huyệt đạo;

+ Tập thể dụng đúng cách

Sẽ tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm chèn ép thần kinh, hầu như sẽ không có nguy hiểm.

    Ngược lại, nếu khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời sẽ gia tăng những nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn. Việc lựa chọn sai phương pháp điều trị không những làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn mà có thể dẫn đến những bệnh lý xương khớp khác, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

-         Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, từ đó cũng giảm mức độ nguy hiểm xuống mức tối đa.

7. Biến chứng thoát vị đĩa đệm

Như đã phân tích ở trên, dấu hiệu ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

- Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Biến chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là làm cho các dây thần kinh bị tổn thương do ở cột sống có rất nhiều dây thần thần kinh chạy dọc. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy bị khó chịu tại những vùng có dây thần kinh đi qua, lâu dần hình thành các cơn đau vùng thắt lưng và lan xuống tay chân, cơn đau tăng mạnh khi vận động…

- Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng và dẫn đến hiện tượng cơ tròn bị rối loạn. Từ đó, người bệnh mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện.

- Rối loạn cảm giác

Người bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gặp phải biến chứng rối loạn cảm giác do các dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh thường bị nóng lạnh thất thường và mất đi cảm giác tê bì tay chân.

- Teo cơ

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và nguy cơ teo cơ là rất cao.

- Tàn phế

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, người bệnh bị mất hoàn toàn khả năng lao động, vận động, cũng không thể đi lại được và chỉ nằm yên một chỗ.

 8. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:

- Đối với người trung niên, thanh niên, đặc biệt người cao tuổi, trung niên nên uống thuốc bồi bổ xương khớp (có nguồn gốc từ thảo dược) hằng ngày để cơ thể bảo vệ được cơ xương khớp để ngăn ngừa các bệnh về cơ xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, mọi người đang bị nhầm tưởng rằng, cứ uống thuốc Canxi là bảo vệ và chữa được xương khớp. Tuy nhiên nếu dùng nhiều thuốc canxi mà cơ thể không đào thải hoặc hấp thụ hết thì rất dễ mắc các bệnh về sỏi thận.

- Hạn chế khuân vác đồ vật nặng, mang vật nặng đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương

- Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại rau củ xanh

- Hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn vì đây cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

- Giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, giữ khoảng cách phù hợp với máy tính, không quá cúi cổ. Cứ mỗi 45 phút làm việc, bạn nên đứng lên đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống và đĩa đệm không bị mỏi.

- Luyện tập các động tác hoặc môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, cần có chế độ thực hiện khoa học, tập vừa sức để hạn chế tình trạng căng cơ.

- Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh, khi đi xe máy, đi ngủ

- Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

9.  Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thay vì đến các cơ sở Y tế để điều trị bệnh, nhiều người cũng đã áp dụng các phương pháp sau cũng giúp cải thiện những cơn đau nhức một cách hiệu quả:

Bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm

Với phương pháp này, bạn sẽ mất rất ít chi phí, tuy nhiên để đạt được hiệu quả, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, muối hạt, túi vải mỏng

Cách thực hiện:

Lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất, vớt lên, để ráo nước

Cho lá lốt vào chảo rang nóng cùng một chút muối hạt

Đổ hỗn hợp vừa thu được vào chiếc túi mỏng đã chuẩn bị rồi đắp lên vùng bị đau

Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu

Chuẩn bị nguyên liệu: lá ngải cứu, mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

Ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn

Đem ngải cứu giã nát rồi trộn chung với mật ong. Sau đó, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

Chia nước cốt lá ngải cứu mật ong uống 2 lần trong ngày.

Kiên trì thực hiện trong 15 ngày 

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng liệu pháp nhiệt

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường gặp triệu chứng đau và căng cơ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng liệu pháp nhiệt bằng cách chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện tình trạng trên.

Chườm nóng: Sử dụng một miếng đệm nóng, chai nước nóng vào vị trí cột sống có đĩa đệm bị thoát vị vài lần trong ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 20 phút. Chú ý canh chỉnh độ nóng cho phù hợp để không gây bỏng cho da.

Chườm lạnh: Dùng túi đựng đá hoặc bọc cục đá lạnh vào trong một cái khăn mỏng chườm trực tiếp lên vị trí bị đau trong 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp massage

Massage chữa thoát vị đĩa đệm cần phải thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Cách thực hiện:

Sử dụng mu bàn tay ấn xuống da người bệnh, di chuyển tay theo hình tròn dọc từ đầu cột sống lưng xuống đến mông khoảng 3 lần.

Dùng khớp cổ tay, khớp ngón tay ấn lên vùng bị đau nhức và di chuyển tương tự như trên 3 lần.

Cuối cùng, bạn sử dụng hai bàn tay vừa xoa bóp vừa kéo thịt hai bên cột sống lưng khoảng 3 lần.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu

Bác sỹ hoặc y sỹ hoặc Kỹ thuật viên tiến hành xoa bóp để làm mềm cơ

Bấm huyệt hoặc châm cứu vào các huyệt sau:

Huyệt Thận du, Huyệt khi hải du, Huyệt đại trường du, Huyệt quan nguyên du, Huyệt tiểu trường du, Huyệt chí thất, Huyệt bát liêu, Huyệt trật biên, Huyệt hoàn khiêu, Huyệt thừa phù, Huyệt ân môn, Huyệt ủy trung, Huyệt tam âm giao, Huyệt phong long, Huyệt cự cốt, Huyệt Dũng tuyền

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA cam kết điều trị bệnh viêm gan B khỏi hoàn toàn (trong máu không còn virus viêm gan B)  bằng y học cổ truyền với cam kết 5 tiêu chí sau sau đây:

1. Cam kết không hiệu quả hoàn lại tiền. Cam kết bằng Văn bản

2. Thuốc đông y chữa bệnh Xơ gan sau khi sử dụng khoảng 20-30 ngày thì cảm nhận của bệnh nhân rất rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy người mạnh khỏe và ăn được, ngủ được

3. Cam kết chữa khỏi hoàn toàn. Việc khỏi hoàn toàn sẽ được thể hiện bởi các chỉ số Cận Lâm sang như: xét nghiệm máu, siêu âm xác định độ xơ hóa của gan bằng FibroScan. Cam kết bằng văn bản.

4. Phòng khám được cấp phép theo số giấy số 2208/HNO-GPHĐ do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 17/05/2021.

Mọi thắc mắc của cần được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị bệnh tại PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA.

Địa chỉ: Số 29, Biệt thự BT6, khu đô thị mới Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 024.999.999.33 hoặc số di động: 0388.21.866

Tác giả: Thầy Phạm Hải Huân – Giám đốc phòng khám y học cổ truyền Diệu Pháp Liên Hoa

024.999.999.33
Tư vấn miễn phí
Bản đồ
Tư vấn miễn phí