Đặt lịch hẹn khám

Đăng ký

Giỏ hàng

Cảnh giác kẻ giết người thầm lặng “tiểu đường” mọi thời điểm

Rất nhiều người hốt hoảng cho rằng: “Nước tiểu của tôi có kiến bu nghĩa là tôi bị Đái tháo đường. Không nghi ngờ gì nữa tôi cần phải điều trị ngay”

bệnh tiểuđường

 

Quan niệm này đúng sai như thế nào?

Kiến bu vào nước tiểu là dấu hiệu gì?

Nhiều người cho rằng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu vào thì là dấu hiệu của bệnh tiểu đường điều này không hoàn toàn đúng. 

Thứ nhất kiến bu vào nước tiểu không có nghĩa là nước tiểu có đường, ở một số người bị nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có các bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích kiến tập trung.

Thứ hai là ngay cả khi nước tiểu có glucose không có nghĩa là mắc đái tháo đường vì ở người bình thường chỉ khi đường máu cao trên 200mg/dl (11.1 mmol/l) thì nước tiểu mới có đường niệu, tuy nhiên ở một số người bị rối loạn chức năng ống thận như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non khả năng tái hấp thu glucose của thận bị rối loạn nên có glucose trong nước tiểu ngay cả khi đường máu bình thường (không bị ĐTĐ). 

Hiện nay các thầy thuốc không dựa vào triệu chứng đường niệu để chẩn đoán đái tháo đường, tuy nhiên nếu có hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.

 

bệnh tiểuđường

 

Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Bệnh nhân tiểu đường do tình trạng tăng glucose máu mãn tính, tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miện dịch…chính vì vậy tiểu đường được coi như là kẻ giết người thầm nặng. 

- Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng có thể xuất hiện cấp tính như hôn mê do tăng đường máu, hoặc hạ đường huyết do điều trị sai dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Các biến chứng mạn tính nguy hiểm như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch chi gấp 2– 4 lần:

  • Bệnh lý võng mạc là nguyên nhân thường gặp gây mù lòa.
  • Suy thận - ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu.
  • Biến chứng thần kinh thường gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến các chi (nhất là bàn chân), gây rối loạn cương dương và tác động xấu đến nhiều chức năng khác. Bệnh lý bàn chân – là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phải cắt cụt chi không do chân thương. Tổn thương thần kinh ở các chi có tên gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên, có thể gây mất cảm giác, ngứa ran và dẫn đến đau. Trong đó mất cảm giác là triệu chứng đặc biệt quan trọng. Nguyên nhân là do triệu chứng này có thể khiến chấn thương không được chú ý, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng và khả năng cao bệnh nhân phải cắt cụt chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ cắt cụt chi ở người bị đái tháo đường cao gấp 25 lần so với những người không bị bệnh.
  • Các biến chứng nhiễm trùng như lao, nhiễm khuẩn huyết,...

Đối với tiểu đường trong thai kỳ, một số biến chứng có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể:

  • Tiền sản giật
  • Bệnh tiểu đường tái phát ở lần mang thai tiếp theo

Ngoài ra một số biến chứng cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ đang phát triển trong bụng mẹ, gồm:

  • Bé phát triển lớn hơn rất nhiều so với bình thường khiến mẹ bầu phải đẻ mổ
  • Hạ đường huyết sau khi sinh do quá trình tạo ra insulin bị thúc đẩy khiến chất này chiếm lượng lớn trong cơ thể
  • Thừa cân béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type 2
  • Tử vong trước hoặc sau khi sinh ở trường hợp nặng và không được điều trị.

Như vậy bệnh ĐTĐ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống hoặc gây tàn phế, giảm tuổi thọ thậm trí dẫn tới tử vong đối với người bệnh.

Ai nên đi xét nghiệm sớm đái tháo đường

Người lớn có BMI ≥ 23 kg trọng lượng/m2 hoặc cân nặng ở hiện tại lớn hơn 120% so với cân nặng lý tưởng và có một trong những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trong gia đình ở thế hệ cận kề (anh chị em ruột, mẹ, bố) có người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Ít luyện tập, vận động thể lực.
  • Tăng huyết áp (huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg hoặc đang chữa bệnh với thuốc hạ huyết áp).
  • Vùng bụng to, ≥ 80 cm đối với nữ và ≥ 90 cm đối với nam.
  • Nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L) và/ hoặc nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L.
  • Những người phụ nữ đang mắc bệnh buồng trứng đa nang.
  • Những người phụ nữ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Rối loạn glucose huyết đối, HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol) hoặc rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Trên lâm sàng xuất hiện những dấu hiệu đề kháng insulin như dấu gai đen, béo phì…
  • Đã từng mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Những người không có triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết nêu trên nên tiến hành xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở những người có độ tuổi trên 45. Làm thế nào để xác định chính xác bệnh tiểu đường?

Để chẩn đoán ĐTĐ cần xét nghiệm máu tĩnh mạch, không dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Có 3 xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ của bạn có thể dùng để xem bạn có bị đái tháo đường hay không. Mỗi xét nghiệm đánh giá tình trạng đường máu của bạn theo hướng khác nhau; bác sĩ sẽ chỉ dẫn đúng cho bạn:

  • Xét nghiệm đường máu lúc đói (FPG)
  • Xét nghiệm dung nạp đường bằng nghiệm pháp uống đường glucose 75gr
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c

Hiện nay các bác sĩ chẩn đoán ĐTĐ khi có 1 trong các tiêu chuẩn dưới đây:

- Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng glucose huyết tương (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).

- Glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn > 8 giờ ) ≥ 7 mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau.

- Glucose huyết tương 2 giờ sau khi uống 75 g glucose≥ 11,1 mmol/l  (Nghiệm pháp dung nạp đường huyết). Trước khi làm nghiệm pháp,người bị đái tháo đường cần nhịn đói vào lúc nửa đêm, sử dụng một lượng glucose (khoảng 75 gram) khuấy đều cho đến khi tan hết trong 250 ml hoặc 300 ml nước, người bệnh uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp, người bệnh cần dung nạp khẩu phần ăn có khoảng 150 đến 200 gram carbohydrat/ ngày.

- HbA1c≥ 6.5 %( định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng theo tiêu chuẩn chương trình chuẩn hóa glycohemoglobin quốc gia)

 PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA trị dứt điểm bệnh tiểu đường bằng y học cổ truyền với cam kết 7 tiêu chí sau sau đây:

1. Cam kết không hiệu quả hoàn lại tiền. CAM KẾT BẰNG VĂN BẢN

2. Cam kết trong vòng 30 ngày người bị bệnh tiểu đường sẽ bỏ hoàn toàn thuốc tây hoặc bỏ hoàn toàn thuốc 5mmol/l tiêm Insulin mà đường huyết của bệnh nhân tiểu đường vẫn ổn định ở mức 4mmol/l - 6,5mmol/l

3. Uống thuốc tiểu đường đông y với liều  lượng ngày càng giảm đi tương ứng với việc  phục hồi của tuyến tụy. Điều này trái ngược với chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Tây Y, khi mà liều lượng thuốc tiểu đường ngày càng đòi hỏi tăng lên.

4. Khi sử dụng thuốc tiểu đường Đông y, thì cơ thể cảm thấy người khỏe lên, không hay bị mệt mỏi.

5. Uống thuốc tiểu đường đông y, người bệnh có thể ăn cơm mà đường huyết vẫn ổn định.

6. Uống thuốc tiểu đường Đông y cam kết đường huyết ổn định ở mức 4-6,5mmol/l trong vòng 30 ngày.

7. Phòng khám được cấp phép theo số giấy số 2208/HNO-GPHĐ do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 17/05/2021.

Mọi thắc mắc của cần được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị bệnh tại PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA.

Địa chỉ: Số 29, Biệt thự BT6, khu đô thị mới Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 024.999.999.33 hoặc số di động: 0388.21.8668

Thầy Phạm Hải Huân - Giám đốc phòng khám y học cổ truyền Diệu Pháp Liên Hoa

024.999.999.33
Tư vấn miễn phí
Bản đồ
Tư vấn miễn phí