NHỮNG SAI LẦM TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh nhân tiểu đường luôn rất khắt khe trong điều trị và thói quen sinh hoạt, ăn uống để giữ đường huyết ở mức ổn định. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân gặp những sai lầm khi điều trị tiểu đường gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây, Dược phẩm Pháp Hoa sẽ chỉ ra những sai lầm phổ biến nhất khi điều trị tiểu đường.
Không được ăn đồ ngọt, tinh bột
Chúng ta biết rằng bệnh tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, có nhiều người vẫn suy nghĩ: đã bị mắc tiểu đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bạn vẫn có thể ăn đồ ngọt và tinh bột nhưng với lượng hạn chế và tần suất ít hơn mà thôi.
Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm này với 1 lượng nhỏ thích hợp mà vẫn đảm bảo đường huyết ở mức an toàn do:
Nhiều loại thực phẩm chứa tinh bột còn chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa ở người tiểu đường
Loại bỏ hoàn toàn chất đường ra khỏi khẩu phần của người tiểu đường là việc khá khó khăn với những người thích đồ ngọt và nó cũng không thực sự cần thiết
Thực phẩm như trái cây và rau củ ngoài chứa đường tự nhiên còn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh
Những loại thực phẩm chứa tinh bột và đường người bị tiểu đường nên dùng
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, các loại đậu
Các loại bánh chuyên dụng cho người tiểu đường
Các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp: cam, táo, ổi, dâu tây, bưởi…
Dùng thuốc điều trị sai cách
Dùng phối hợp các thuốc hạ đường huyết không đúng: các thuốc làm hạ đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau. Vì vậy nếu người bệnh tự ý phối hợp các loại thuốc hạ đường huyết có thể gây tương tác thuốc, ức chế cạnh tranh lẫn nhau làm giảm tác dụng điều trị của thuốc và tăng tác dụng phụ.
Dùng thuốc quá liều: nhiều người bệnh lo lắng về mức đường huyết tăng cao nên dùng thuốc liều cao để hạ đường huyết nhanh. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến người bệnh rơi vào hôn mê do hạ đường huyết quá nhanh và làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tự ý ngừng dùng thuốc: thực tế bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát đường huyết ở mức ổn định nhờ thuốc và duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Vì vậy khi thấy triệu chứng biến mất, đường huyết giảm gần như bình thường, nhiều người chủ quan ngừng dùng thuốc là hoàn toàn sai lầm.
Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa
Nếu tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu, thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là điều quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%.
Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.
Không kiểm tra đường huyết lúc đói, chỉ kiểm tra trước bữa sáng
Với những người mắc tiểu đường, khi bị đói họ sẽ nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết và nghĩ rằng không nên đo đường huyết lúc này thay vào đó cần bổ sung năng lượng cho cơ thể ngay. Thực tế, lúc này lượng đường huyết mới hạ ở mức rất nhẹ. Vì vậy, khi bị đói người bệnh nên đo đường huyết để biết chính xác có nên bổ sung thêm thực phẩm hay không, tránh ngược lại gây nên tăng lượng đường trong máu nhé.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng có thói quen chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng mà không biết rằng, 2 giờ sau khi ăn lượng đường huyết tăng sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với đường huyết tăng lúc đói.
Không hiểu được mục tiêu điều trị
Lượng đường huyết an toàn ở những đối tượng và thời điểm khác nhau là khác nhau. Vì vậy người bệnh cầm nắm rõ mục tiêu điều trị của bản thân để biết đường huyết như thế nào là trong tầm kiểm soát.
Theo nghiên cứu thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân tiểu đường lúc đói là 4-7,2mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người tiểu đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi, mắc nhiều biến chứng và bệnh mắc kèm thì mức đường huyết cao hơn.
Trên đây là những sai lầm thường gặp nhất trong điều trị tiểu đường mà người bệnh cần tránh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên quan đến vấn đề này, bạn có thể liên hệ qua địa chỉ sau:
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Địa chỉ: Số 29, Biệt thự BT6, Khu Đô Thị Ngoại Giao Đoàn, P. Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, HN
Hotline: 024.999.999.33
Khiếu nại dv: 0976.882.436
Gmail: duocphamphaphoa@gmail.com